Để thành công lên tiếng

Chúng ta không thể tránh khỏi việc bị người khác phán xét và chế nhạo những việc mình đang làm. Thay vì rước lấy khó chịu vào người bằng một trận cãi nhau không đáng có, chúng ta hãy im lặng và thôi quan tâm đến những lời nói đó. Bạn cứ tiếp tục công việc của mình và để sự thành công nói lên tất cả

Thành công sẽ đếm với ai không ngừng cố gắng

Có nhiều người nói với tôi, những người có thể kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình thì thường rất thành công. Albert Einstein hay Thomas Edison điều là những minh chứng đáng giá của những người đã kiên trì và giờ lưu danh muôn thuở.

Albert Einstein đã không thể nói được cho đến khi ông 4 tuổi và ông cũng không thể đọc cho tới khi lên 7 tuổi. Cha mẹ của ông và các giáo viên đều cho rằng ông ấy tiếp thu quá chậm. Ông đã bị đuổi khỏi trường học và bị từ chối khi cha mẹ xin cho ông vào trường Zurich Polytechnic.

Và bây giờ người ta luôn nhắc đến Einstein với từ thông minh vượt trội vì những cống hiến thay đổi cả thế giới do ông khám phá ra

Giáo viên của Thomas Edison nhận định rằng ông “quá chậm để học bất cứ thứ gì” nên mẹ ông đã quyết đinh cho ông nghỉ học và bà tự dạy con trai của mình. Không chỉ có vậy, ông đã sớm bị sa thải khỏi hai công việc đầu tiên vì “không đủ năng lực”.

Vậy mà, với nỗ lực của mình, ngày nay Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất của mọi thời đại. Thành công đã mỉm cười sau hơn 10.000 lần nỗ lực để phát minh ra bóng đèn điện. Đây chính là một ví dụ tuyệt vời cho tính kiên trì thực sự.
Đó là những tấm gương sáng đáng học hỏi về tính kiên trì không từ bỏ, trong con đường đi của họ có những lần thất bại, mà mỗi lần thất bại ấy dù người khác có bình phẩm hay phán xét ra sao, họ vẫn tiếp tục con đường đi của mình. Sau đó, cả thế giới điều biết đến thành công mà họ tạo ra và những điều họ đã làm được chính là vì họ đã luôn kiên trì không chịu từ bỏ ước mơ của mình.

Người thành công là những người kiêm tốn

 Khiêm nhường đồng nghĩa với việc sở hữu năng lực tốt hơn trong một tập thể – yếu tố quan trọng để củng cố sự kết nối. Trong bất kì một nỗ lực chung nào, cho dù là kinh doanh, một gia đình hay trong một đội thể thao, những người khiêm nhường có thể giúp cho những mối liên hệ trở nên tốt đẹp hơn. Khi có được sự hài hòa là khi những đức tốt đẹp trong chúng ta được bộc lộ.

Minh chứng cho những người thành công và rất giàu có nhưng lại vô cùng kiêm tốn như Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Carlos Slim Helu…Hầu hết họ điều là những tỷ phú vô cùng thành công trong nhiều lĩnh vực và được nhiều người biết đến. Họ thành công nhưng lại không hề khoe khoang bất cứ thành quả gì cho người khác biết và chỉ để tự những người khác thấy sự thành công của mình. Họ thành công vì họ yêu công việc của mình chứ không muốn chức tỏ với người khác cũng như công việc mang lại hạnh phúc và niềm vui hơn cả vật chât mang lại.

Thành công không dành cho người lười biến

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình

Nếu bạn còn đang mơ mộng rằng tương lai bạn sẽ thành công nhưng hôm nay bạn vẫn chưa làm gì cả, thì hãy cẩn thận đấy, mơ cao thì ngã đau. Không phải ai cũng thành công mà trước đó chẳng làm gì cả, dù bạn có vô tình trúng vé số độc đắt thì bạn cũng chỉ trở thành người giàu có sung sướng được trong một thời gian mà thôi, nếu không biết cách sử dụng tiền bạc hợp lý, thì tất cả rồi cũng chỉ là “bèo dạt mây trôi” mà thôi. Lười biếng sẽ chỉ làm bạn dậm chân tại một chỗ và chẳng tiến thêm một bước nào hết.
Thành công sẽ mãi mãi xa vời với những ai chỉ nghĩ mà chưa làm.

–st–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *