Cách xử lý nhân viên không trung thực

Đức tính trung thực là yêu cầu tiên quyết khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự. Dù đã chú trọng sàng lọc rất kỹ nhưng việc tuyển dụng một nhân viên không trung thực vẫn có thể xảy ra. Tùy theo mức độ và khía cạnh sai phạm mà doanh nghiệp sẽ có cách xử lý nhân viên không trung thực khác nhau. Làm thế nào để xử lý khéo léo, ổn định quyền lợi doanh nghiệp mà vẫn hoàn toàn an tâm về nhân viên đó thì những kinh nghiệm mà TalentBold sắp chia sẻ sau đây chính là cẩm nang giải quyết vấn đề.

I. Những tình huống không trung thực thường thấy trong doanh nghiệp

Trong danh sách những tình huống không trung thực của nhân viên, dưới đây là những nhóm tình huống phổ biến nhất:

  • Gian lận
  • Hối lộ
  • Trình bày sai sự thật
  • Bịa đặt, dựng chuyện
  • Sao chép tài liệu của tổ chức
  • Sử dụng máy tính ngoài phạm vi cho phép…
  • ụ thể, lấy ví dụ từ một tình huống mà người bạn làm quản lý nhân sự tại công ty trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã chia sẻ. Nội dung sự việc bắt nguồn từ một khách hàng đang có nhu cầu mua nhà và tìm đến công ty A. Như vậy đây là khách hàng của công ty A, tuy nhiên, sau khi dẫn khách đi xem nhà theo chỉ định của công ty A, nhân viên đã chỉ khách xem thêm một căn nhà khác từ nguồn của công ty bất động sản B.

    Kết quả, khách hàng mua căn nhà của công ty bất động sản B, nhân viên được công ty B chia hoa hồng trong khi công ty A thì không được gì, mà còn phải trả chi phí lương hằng tháng cho nhân viên đã qua mặt mình.

  • Đây là một trong những tình huống rất phổ biến trong việc quản lý nhân viên kinh doanh ở mọi loại hình ngành nghề, nên TalentBold đã chọn làm ví dụ điển hình chia sẻ đến bạn đọc.

    II. Cách xử lý khéo léo nhân viên không trung thực

    Cách xử lý khéo léo đòi hỏi người quản lý phải giữ bình tĩnh khi biết thông tin về sự không trung thực của nhân viên. Sự bình tĩnh vừa giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, vừa giúp hạn chế việc bị xóa dấu vết, bằng chứng của nhân viên không trung thực.

    Quy trình xử lý cụ thể sẽ được minh chứng thông qua các bước nên triển khai quá trình xử lý cho tình huống nhân viên kinh doanh bất động sản ở ví dụ trên:

    1. Thu thập cơ sở pháp luật trong xử lý vi phạm

    Hành động không trung thực được xác định khi nó đi ngược lại những quy định của pháp luật và chính sách của công ty. Vì vậy, trước hết, người quản lý phải thu thập đủ cơ sở pháp lý có những lập luận chắc chắn về hành vi sai phạm, không trung thực của nhân viên.

    Với trường hợp công ty bất động sản A nêu trên, hầu hết nhân viên kinh doanh đều sẽ ký cam kết :

    • Không tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khác cùng ngành nghề
    • Không được phép lấy khách hàng hoặc sản phẩm của công ty để thu lợi cá nhân…

    Kèm theo đó là những quy định xử lý khi vi phạm.

    2. Kiểm tra lý lịch của nhân viên

    Lý lịch mà công ty cần kiểm tra sẽ gồm những nội dung sau:

    • Kinh nghiệm làm việc trong ngành bất động sản
    • Thành tích đã mang lại cho công ty
    • Những sai phạm tương tự trong quá khứ ở những công ty cũ
    • Nhận xét của những quản lý trước của nhân viên (bằng văn bản viết hoặc ghi âm thoại)
    • Hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của nhân viên

    Đây là những yếu tố giúp công ty đánh giá toàn vẹn nhất năng lực của nhân viên, và cân nhắc trước xem liệu công ty có thể cho nhân viên cơ hội sửa sai hay không.

  • 3. Bí mật tổng hợp bằng chứng

    “Nói có sách, mách có chứng”, là một người quản lý giỏi bạn phải luôn tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống để nhân viên không nghi ngờ hoặc đề phòng. Từ đó, việc thu thập những bằng chứng sẽ thuận lợi hơn.

    Hãy luôn chắc chắn về những chứng cứ bạn có được đảm bảo 100% khả năng chiến thắng của bạn trong cuộc tranh luận với nhân viên. Nếu mọi thứ thiếu chính xác hoặc chỉ là lời nói của một ai đó thì bạn sẽ không đủ sức thuyết phục. Hình ảnh, văn bản, giấy trắng mực đen, đoạn ghi âm …chính là những hình thức bằng chứng mà bạn cần sở hữu.

    4. Đánh giá mức độ vi phạm và các mức hình phạt

    Hành vi không trung thực luôn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong công việc, bên cạnh cái lý cũng cần có cái tình, đặc biệt nếu nhân viên vi phạm đó:

    • Mới vi phạm lần đầu tiên, trong quá khứ chưa hề diển ra
    • Là nhân viên giỏi suốt bao năm qua của công ty, luôn nỗ lực trong mọi công tác
    • Sự việc chỉ nội bộ ban quản lý hoặc riêng quản lý trực tiếp biết, chưa lan truyền đến nhiều đồng nghiệp
    • Hệ lụy của việc vi phạm không quá lớn
    • Có hoàn cảnh khó khăn bất ngờ cần tiền để giải quyết…

    Thì công ty nên đưa ra nhiều mức độ xử phạt, tùy theo thái độ hợp tác và hối lỗi của nhân viên mà quyết định hình thức xử phạt thế nào. Sự chuẩn bị này giúp người quản lý luôn giữ thế chủ động trong mọi tình huống.

    5. Thiết lập cuộc hẹn với nhân viên đó để nghe giải trình

    Hẹn gặp riêng nhân viên ở phòng làm việc riêng, cho họ biết rằng hành vi không trung thực của họ đã bị bạn phát hiện. Hãy cho họ vài phút suy nghĩ để quyết định thừa nhận hay ngụy biện.

    Tùy theo phản ứng của nhân viên, kết hợp các mức độ hình phạt bạn đã chuẩn bị sẵn ở bước 4, bạn sẽ đưa ra quyết định rất linh hoạt, khéo léo.

  • 6. Kiểm tra cách nhân viên khắc phục hậu quả

    Nếu người quản lý nhận thấy đây là một nhân sự giỏi, sai phạm lần đầu, mức độ không quá lớn, hãy cho họ cơ hội sửa sai bằng sự cống hiến trong tương lai. Với quyết định này, ban lãnh đạo cần giữ bí mật sai phạm của nhân viên đó, hạn chế lan truyền ra ngoài ảnh hưởng đến tinh thần của họ, đồng thời luôn theo sát kiểm tra, đảm bảo sai phạm không lặp lại ở người đó hoặc bất cứ nhân viên nào khác.

    7. Chấm dứt hợp đồng lao động

    Trường hợp nhân viên có thái độ tiêu cực khi bị quản lý vạch trần, hoặc không có sự cải thiện khi công ty đã cho cơ hội, thì việc chấm dứt hợp đồng cùng việc bồi thường thiệt hại cần được tiến hành để duy trì môi trường làm việc trong sạch, văn minh.

    Cách xử lý nhân viên không trung thực cần tế nhị, khéo léo. Nhiều chuyên gia nhân sự tại TalentBold còn khuyến khích người quản lý giữ bí mật với các đồng nghiệp, trừ khi sai phạm đó nhiều người biết hoặc nhân viên sai phạm nhiều lần. Giữ thể diện cho nhân viên không trung thực sẽ khiến nhân viên càng kính trọng quản lý. Hơn nữa, người quản lý giải quyết khéo có thể giúp doanh nghiệp giữ được người tài và nâng cao sự trung thành của họ.

    –st–

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *